Cồn Thực Phẩm: Phân Loại Cồn Thực Phẩm 70 & 96 ĐỘ

Cồn thực phẩm là gì? Sự khác nhau giữa cồn thực phẩm 70 độ96 độ? Những tính chất của cồn thực phẩm ra sao? Phân biệt cồn thực phẩm và các loại cồn khác? Quy trình sản xuất cồn thực phẩm như thế nào? Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng cồn thực phẩm? Và địa chỉ nào cung cấp công thực phẩm uy tín, giá rẻ tại TPHCM? Hôm nay Thanh Ngô Phát sẽ giải đáp cho các bạn tất cả các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết:

1. Cồn thực phẩm là gì?

Cồn thực phẩm – công thức hóa học: C2H6O hay C2H5OH, là loại cồn có thành phần chính là Ethanol rất cao, rơi vào khoảng 98%. Đúng như tên gọi cồn thực phẩm, loại cồn này khi chưng cất và tinh luyện sẽ được loại bỏ hết các tạp chất khác như dầu fusel, este, axit, andehit,… Một số tên gọi khác của cồn thực phẩm là Etanol hay rượu Etylic,…

Lý do Cồn thực phẩm được mang tên gọi như vậy là vì trong thành phần đã được loại bỏ hầu hết tạp chất độc, làm cho cồn thực phẩm thân thiện hơn với con người, có thể ứng dụng để sản xuất rất nhiều thực phẩm, sản phẩm có thể dùng trực tiếp. Tuy nhiên việc sử dụng cồn thực phẩm cũng cần điều độ và có chừng mực vì dù ít hay nhiều, cồn cũng có những tác động không tốt lên sức khỏe người dùng.

con-thuc-pham
Công thức hóa học của cồn thực phẩm

2. Các tính chất của cồn thực phẩm

Tính chất vật lý và hóa học của Cồn thực phẩm có thể kể đến như sau:

Chất lỏng trong suốt với các tính chất tương tự như nước nhưng nhẹ hơn nước (tỷ trọng 0,799 – 0,8): không màu, không có hình dạng nhất định

Về mùi và vị: Cồn thực phẩm có mùi thơm nồng nhẹ và hơi cay

Cồn thực phẩm tan vô hạn trong nước và rất dễ bay hơi, dễ cháy, khi cháy cho ra ngọn lửa màu xanh và đặc biệt không có khói

3. Cồn thực phẩm 70 độ và cồn thực phẩm 96 độ

3.1 Cồn thực phẩm 70 độ

Cồn thực phẩm 70 độ hay còn gọi là cồn Ethanol 70% được sản xuất 100% từ gạo, không màu không mùi, là nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra loại cồn này còn có khả năng sát khuẩn bề mặt các vật dụng, đồ đạc, thiết bị dùng trong gia đình, cơ quan, trường học. 

Ứng dụng cồn thực phẩm 70 độ:

  • Sát khuẩn tay khi tiếp xúc với các đồ vật công cộng (tay nắm cửa, thang máy,…).
  • Có thể dùng khử khuẩn vật dụng: Dùng ethanol 70% bôi lên bề mặt vật dụng, sau đó dùng vải mềm lau lại, để từ 5-10 phút. Đối với những nơi có nhiều vết bẩn hơn, cần lau sạch trước khi khử trùng.
  • Được tinh luyện hoàn toàn tự nhiên, nên cồn thực phẩm 70 độ của Thanh Ngô Phát có thể sử dụng để thay thế nước rửa tay.

3.2 Cồn thực phẩm 96 độ

  • Trước tiên cần hiểu cồn là gì: cồn có tên hóa học là Etanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic.
  • Công thức: C2H6O hoặc C2H5OH
  • Trong quá trình lên men của nguyên liệu, nhà máy loại bỏ hoàn toàn nước trong ethanol với hàm lượng 96% nên được gọi là Cồn tinh luyện 96 độ.

3.3 Lưu ý khi mua cồn thực phẩm 70 độ, 96 độ:

  • Khi mua cồn thực phẩm 96 độ chúng ta nên tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp cồn, xem cồn có đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn hay không,… Nếu chúng ta hay những doanh nghiệp lớn và nhỏ vô tình mua phải loại cồn kém chất lượng, bị pha tạp chất.Thì vô tình chúng ta đang làm giảm chất lượng, uy tín của sản phẩm mà các doanh nghiệp đang sản xuất, mà không hề hay biết lý do tại sao. Từ đó gây thiệt hại lớn về tiền và uy tín cho các doanh nghiệp.
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cồn thực phẩm70, 96 độ không phải là ethanol 70%, 96% nguyên chất, mà có lẫn tạp chất. Bởi vậy chúng ta cần lựa chọn 1 nơi cung cấp cồn uy tín và đảm bảo chất lượng và đạt chuẩn của bộ y tế quy định.

Cồn thực phẩm

4. Quy trình sản xuất cồn thực phẩm

Quy trình sản xuất cồn thực phẩm đòi hỏi sự phức tạp và nhiều quy trình khắt khe nhưng nhìn chung quá trình sản xuất cồn thực phẩm chính là quá trình thủy phân cellulose, cụ thể như sau:

Đầu tiên là bước thủy phân xenlulozơ thành mantozơ dưới tác dụng của men amylase. Sau đó từ mantozo thủy phân thành glucoza/ fructoza dưới tác dụng của men mantaza. Và cuối cùng là phản ứng lên men rượu  dưới sự xúc tác của của men zima.

Chi tiết hơn, ta còn có thể phân tích quy trình điều chế cồn thực phẩm qua 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Xử lý nguyên liệu

Đầu tiên, nguyên liệu dùng để điều chế Cồn thực phẩm cần được làm sạch, nghiền nhỏ hoặc nát để loại bỏ những tạp chất không cần thiết để phá vỡ cấu trúc tế bào có sẵn và tăng khả năng thẩm thấu giúp quá trình sản xuất dễ dàng hơn.

Trên thực tế có 2 công nghệ nghiền nguyên liệu hiện đang được sử dụng phổ biến là nghiền khô và nghiền ướt. Tùy theo nhu cầu cũng như điều kiện thực tế, nơi sản xuất có thể chọn được công nghệ nghiền phù hợp.

Giai đoạn 2: Hồ hóa – đường hóa

Nguyên liệu tinh bột sau khi trải qua giai đoạn nghiền sẽ được hồ hóa và đường hóa. Quá trình hồ hóa mục đích là để phá vỡ các tế bào tinh bột, quá trình này sẽ chuyển đổi từ tinh bột không hòa tan trong nước sang trạng thái tinh bột hòa tan được trong nước.

Trong khi đó, quá trình đường hóa lại mang nhiệm vụ là  thực hiện chuyển hóa tinh bột hòa tan thành đường để lên men. Có thể nói, nhìn chung quá trình hồ hóa – đường hóa đã chuyển đổi phần lớn cấu trúc của tinh bột và chuẩn bị cho quá trình lên men quan trọng tiếp theo.

Giai đoạn 3: Lên men

Men zima là thành phần xúc tác quan trọng cần có cho quá trình lên men. Mục đích của việc lên men này là biến đổi đường đơn thành ethanol, khí CO2 và một số các chất trung gian hay tạp chất khác. Hỗn hợp này được gọi là dấm chín.

Lưu ý quan trọng: Quá trình lên men phải được duy trì ở nhiệt độ ổn định để hạn chế tối đa việc gây ức chế quá trình lên men. Nhiệt độ tối ưu nên giữ khi lên men là 320 độ C.

Cũng giống như quá trình nghiền, hiện tại cũng có 2 quy trình lên men được sử dụng phổ biến, đó là lên men liên tục và lên men gián đoạn. Đối với những nguyên liệu có nguồn gốc tinh bột thì quá trình lên men gián đoạn thường sẽ được ưu tiên áp dụng. Ưu điểm của quy trình lên men này là có thể vệ sinh được bồn lên men và ngăn chặn được sự nhiễm khuẩn nhờ sự lên men nới giãn về thời gian.

Giai đoạn 4: Chưng cất, tách nước

Chưng cất và tách nước là 2 công đoạn cuối cùng và cũng khác biệt nhất so với các quy trình tạo cồn khác, đóng vai trò quan trọng quyết định để tạo ra cồn thực phẩm.

Mục đích của việc chưng cất là tách ethanol ra khỏi hỗn hợp dấm chín vốn chứa rất nhiều tạp chất ở bước trên, bước này cũng mang đến nồng độ ethanol cao và lý tưởng cho thành phẩm cồn.

Có 2 quy trình công nghệ được áp dụng phổ biến hiện nay để chưng cất là: chưng cất áp suất dư và chưng cất áp suất chân không. Tùy theo điều kiện và mục đích mà có thể chọn phương pháp phù hợp.

5. Phân biệt cồn thực phẩm với các loại cồn khác

Sự phân biệt cơ bản và chính xác nhất giữa cồn thực phẩm với các loại cồn khác như cồn công nghiệp hay cồn y tế chính là nằm ở nồng độ ethanol. Các loại cồn khác thường sẽ không có nồng độ ethanol nguyên chất cao do lẫn nhiều tạp chất và các thành phần khác để phục vụ cho sản xuất hay lĩnh vực nhất định (cần dễ cháy, cần có nồng độ tẩy rửa cao,…)

Các loại cồn khác nhất là cồn dùng trong công nghiệp chỉ trải qua quá trình tách nước đơn giản nên thường có hàm lượng methanol cũng như các tạp chất hóa học khác rất cao. Vì thế, trong quá trình sử dụng và mua bán cần phải hết sức cẩn thận để chọn đúng loại cồn cần dùng.

6. Ứng dụng của cồn thực phẩm

Ứng dụng của Cồn thực phẩm khá nhiều và cũng xuất hiện trong những lĩnh vực rất quen thuộc của đời sống. Cồn thực phẩm không chỉ dùng trong thực phẩm, trong sinh hoạt và còn có ứng dụng trong kinh doanh nói chung.

Cồn thực phẩm có nhiều ứng dụng tuyệt vời trong đời sống và sản xuất

6.1 Ứng dụng đối với đời sống con người

Rượu, bia hay các thức uống có cồn đều được điều chế, pha chế với cồn thực phẩm. Có thể nói ứng dụng rộng rãi nhất của cồn thực phẩm chính là để dùng cho việc sản xuất các loại đồ uống này. Bên cạnh bia, rượu thì một số loại bánh kẹo, thức uống khác cũng được sản xuất từ cồn thực phẩm.

con-thuc-pham
Cồn thực phẩm được dùng để sản xuất các loại rượu bia

Không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực thực phẩm, Cồn thực phẩm còn được dùng để phục vụ mục đích làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cá nhân trong một số lĩnh vực thẩm mỹ, spa,…

6.2 Ứng dụng trong sản xuất và kinh doanh

Có thể nói, ứng dụng của Cồn thực phẩm trong đời sống con người cũng hầu hết được thể hiện qua ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Trong sản xuất và kinh doanh mọi ngành nghề nói chung, Cồn thực phẩm có thể dùng để:

Bảo quản nguyên liệu khỏi hư hỏng, làm dung môi hòa tan các chất, các hương liệu dùng cho chế biến sản xuất đồ ăn, thức uống, đồ dùng,…

Tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đông lạnh, các nguyên liệu trong sản xuất đồ ăn, thức uống theo sự cho phép về vệ sinh an toàn thực phẩm

Dùng trong điều chế hương liệu, mỹ phẩm, đồ làm đẹp, điều chế các loại kem dưỡng, kem chống nắng, dung dịch tẩy trang,… cho các nhà máy sản xuất hay cơ sở spa, làm đẹp,…

7. Cách bảo quản cồn thực phẩm

con-thuc-pham
Cố định chắc chắn khi vận chuyển cồn

Hầu hết các lưu ý trong quá trình sử dụng cồn thực phẩm đều là những khuyến cáo cho người dùng. Vì tính chất cồn khá nguy hiểm, trong quá trình sử dụng hay sản xuất, người sử dụng phải hết sức cẩn thận:

  • Về nơi bảo quản, hãy đảm bảo cồn được chứa đựng trong các đồ dùng kín, an toàn và thoáng đãng.
  • Không lưu trữ đầy cồn vào thiết bị chứa vì cồn giãn nở rất lớn theo nhiệt độ.
  • Sử dụng thiết bị chứa phải chắc chắn, tránh rò rỉ.
  • Không được tận dụng lại bao bì các loại thiết bị, bao bì đã đựng hóa chất để đựng cồn khi dùng cho mục đích không phải là công nghiệp vì nó rất dễ hòa tan các chất độc hại còn sót lại.
  • Không được tự ý pha cồn để uống nếu cồn chưa qua kiểm định chất lượng đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn dùng trong thức uống.
  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn ethanol với các bộ phận trên cơ thể, nên dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc nhiều như: khẩu trang, găng tay…
  • Khi bị dính cồn ethanol vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bảo quản cồn nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Khi xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù.  Tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy.

8. Cồn thực phẩm mua ở đâu uy tín, giá rẻ

Một trong những địa chỉ cung cấp cồn thực phẩm uy tín với chất lượng và giá cả hợp lý mà các nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh có thể tham khảo chính là Thanh Ngô Phát. Với hàng loạt sản phẩm đã được sản xuất và phân phối khắp Việt Nam cũng như quốc tế như Thái Lan, Myanmar,…Thanh Ngô Phát mang đến sản phẩm cồn thực phẩm chất lượng, giá ưu đãi cho những cơ sở, đơn vị mua với số lượng lớn. Quy trình sản xuất chuyên nghiệp, được kiểm chứng về chất lượng sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm từ Thanh Ngô Phát.

cồn thực phẩm
Công ty TNHH Thanh Ngô Phát – Đơn vị cung cấp cồn thực phẩm chất lượng

Công Ty TNHH Thanh Ngô Phát Với phương châm kinh doanh là luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, song song với dịch vụ chu đáo, tận tình, chuyên nghiệp. Chúng tôi chuyên sản xuất và thương mại Cồn Thực Phẩm chất lượng, đáp ứng được những tiêu chuẩn cao của thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thị trường châu Âu, thị trường Úc.

Với hệ thống lọc phân tử của Thụy Sĩ đã giúp loại bỏ được đến 96.5% nước. Chúng tôi tự hào là đơn vị có sản lượng xuất khẩu trung bình mỗi năm khoảng 60.000 tấn/năm. Và được tin dùng bởi hơn 2.000 đối tác trong và ngoài nước.

Sản phẩm Cồn Thực Phẩm của công ty chúng tôi được sản xuất, lên men, chưng cất từ mật rỉ mía đạt tiêu chuẩn TCVN 6-3 BYT (Tiêu chuẩn được bộ y tế cấp phát dùng trong ngành thực phẩm), đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với công nghệ xử lý khử mùi hiện đại của Thụy Sĩ giúp đảm bảo Cồn Thực Phẩm của Thanh Ngô Phát luôn có mùi thanh dịu ngọt không gây biến tính hoặc lấn át mùi khi sử dụng chung với các nguyên liệu phụ gia khác. Sản xuất theo quy trình tự động hóa đến 95%. Chất lượng cồn cho ra đạt 96% ở điều kiện nhiệt độ thường 20ºC.

9. Cồn Thực Phẩm của Thanh Ngô Phát liệu Có Chứa Methanol độc hại?

Methanol hay còn gọi là ancol metylic hay alcohol gỗ có công thức hóa học là CH3OH hay CH4O là một chất độc hại có công thức, tính chất hóa học và mùi vị giống với Ethanol hay còn gọi là cồn thực phẩm có công thức hóa học là C2H6O hay C2H5OH.

Về độc tính, methanol dễ dàng được hấp thu qua ruột, da, phổi của người. được đưa vào cơ thể chúng ta, nó sẽ bị chuyển hóa thành formaldehyde và tiếp đến là formic acid. Hai chất này sẽ phá vỡ chức năng tế bào, làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà không được giải phóng, sau đó là các tế bào sẽ bị nổ tung.

Theo như các chuyên gia nghiên cứu thì 10ml đủ làm gây mù vĩnh viễn và sẽ gây chết người nếu sử dụng khoảng 30ml.

Cồn Thực Phẩm do Thanh Ngô Phát sản xuất cam kết chỉ chứa <0.1 mg/L (khoảng 0.3%) đạt đúng theo quy chuẩn QCVN 6-3 BYT quy định rõ về nồng độ methanol có trong dung dịch phải nhỏ hơn 0.1 mg/L.

Vì vậy mà Quý Khách Hàng quan tâm đến sản phẩm Cồn Thực Phẩm của chúng tôi có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ tin cậy an toàn sử dụng trong quá trình sản xuất của mình.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến khách hàng những thông tin chi tiết về dòng sản phẩm cồn thực phẩm. Với nhiều ứng dụng tuyệt vời và đa dạng với đời sống, sản xuất, cồn thực phẩm chính là nguyên liệu không thể thiếu. Để chọn được những sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất, quý khách hàng đừng quên liên hệ với công ty Thanh Ngô Phát để nhận được tư vấn từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Thanh Ngô Phát

Hotline: 0902 40.60.10

Email: thanhngophat@gmail.com

Website: thanhngophat.com

Đánh giá bài viết

Tư Vấn & Báo Giá Trực Tiếp Qua Hotline

Thanh Ngô Phát

HOTLINE:08 99 777 089

Dịch Vụ Vận Chuyển Chất Lỏng, Cung Cấp Cồn Y Tế, Cồn Công Nghiệp,...

Dịch Vụ Khác