Trong ngành sản xuất Dược phẩm, Mỹ phẩm hay Thực phẩm, mỗi nguyên liệu đầu vào đều đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cuối cùng. Cồn là một trong số đó. Tuy nhiên, liệu bạn có đang thực sự an tâm về nguồn Cồn mà doanh nghiệp mình đang sử dụng? Bên cạnh những nguồn cung cấp Cồn uy tín, thị trường hiện nay vẫn xuất hiện vô số loại cồn kém chất lượng, mang đến những hiểm họa khôn lường không chỉ cho người tiêu dùng mà còn đe dọa trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp.
Bài viết này Thanh Ngô Phát sẽ giúp bạn nhận diện rõ “kẻ thù vô hình” mang tên cồn kém chất lượng và trang bị kiến thức cần thiết để bảo vệ sản phẩm, thương hiệu của mình.
1. Cồn kém chất lượng là gì? Vì sao nguy hiểm?
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của cồn kém chất lượng
Cồn kém chất lượng là những sản phẩm cồn được sản xuất không đúng quy trình, không đảm bảo tiêu chuẩn y tế hoặc bị pha trộn tỉ lệ cao các tạp chất nguy hiểm. Khác với cồn y tế chuẩn đúng quy định (thành phần là ethanol + nước cất), cồn giả thường chứa các hóa chất độc hại, đặc biệt là methanol. Đây là loại cồn thường được bán với giá rẻ, không có nhãn mác rõ ràng hoặc các thông tin an toàn về sản phẩm.
1.2. Thành phần phổ biến: methanol và nguy cơ gây hại
Methanol là một loại cồn công nghiệp cực độc, có giá thành rẻ hơn nhiều so với ethanol (cồn y tế, thực phẩm). Khi tiếp xúc qua da, hít phải hơi, hoặc đặc biệt là khi uống phải, methanol sẽ chuyển hóa thành axit formic trong cơ thể. Axit fomic là chất gây độc nặng, tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương não, mắt và các cơ quan nội tạng khác.
Nguy cơ này là không thể chấp nhận được đối với các doanh nghiệp dùng Cồn kém chất lượng trong sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, và bánh kẹo nhằm hạ giá thành sản xuất. – những ngành đòi hỏi độ an toàn và tinh khiết tuyệt đối.
2.Hậu quả nghiêm trọng khi dùng cồn kém chất lượng
Đối với người tiêu dùng, khi tiếp xúc với sản phẩm chứa cồn kém chất lượng (như nước rửa tay, mỹ phẩm, thực phẩm, hoặc thậm chí là thuốc) có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Các triệu chứng ban đầu có thể là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nhưng sau đó sẽ tiến triển nhanh chóng đến hôn mê, suy hô hấp, tổn thương mắt vĩnh viễn gây mù lòa, và tổn thương não không hồi phục. Ngay cả việc hít phải hơi methanol trong thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh nhân ngộ độc Methanol đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Gần đây, vụ phó chủ tịch thị trấn tại Hà Nội bị bắt do sản xuất cồn y tế giả chứa methanol khiến người tiêu dùng bị tổn thương não. Đây là hồi chuông cảnh báo cho người tiêu dùng và doanh nghiệp cân nhắc khi chọn mua cồn. Xem chi tiết tại bài báo Tuổi Trẻ.
3. Cách phân biệt Cồn kém chất lượng và Cồn tiêu chuẩn.
Dưới đây là những cách đơn giản nhưng hiệu quả để doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể phân biệt được cồn kém chất lượng.
3.1. Nhận biết qua thành phần ghi nhãn (ethanol vs methanol)Cách cơ bản nhất là đọc kỹ nhãn mác sản phẩm. Cồn y tế, cồn thực phẩm, cồn mỹ phẩm an toàn phải được ghi rõ thành phần là Ethanol (Ethyl Alcohol) và nồng độ (ví dụ: Ethanol 96%, Ethanol 70%). Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm ghi thành phần là Methanol (Methyl Alcohol).
Nếu nhãn mác mập mờ, thiếu thông tin hoặc không rõ ràng, hãy cảnh giác.
3.2. Cách kiểm tra bằng cảm quan
Mùi: Cồn ethanol có mùi đặc trưng giống mùi rượu nhưng không quá khó chịu, dễ bay hơi. Cồn methanol thường có mùi hắc gắt hơn, đôi khi còn có mùi khét nhẹ.
Màu sắc: Cồn tinh khiết thường trong suốt, không màu. Nếu cồn có màu lạ, vẩn đục, hoặc có cặn, đó có thể là dấu hiệu của cồn kém chất lượng hoặc bị pha tạp. Hoặc có thể dùng mẫu thử đem đốt, Cồn Ethanol khi cháy có ngọn lửa màu vàng đỏ, còn Methanol khi cháy cho ra ngọn lửa màu xanh.
Bao bì: Cồn an toàn phải được đóng gói trong chai,can,phuy chắc chắn, có tem nhãn rõ ràng, thông tin nhà sản xuất, địa chỉ, số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng đầy đủ. Bao bì bị rách nát, mờ nhạt đó là dấu hiệu của cồn kém chất lượng.
4. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh mua nhầm?
Khi mua cồn dược phẩm, mỹ phẩm hoặc thực phẩm, doanh nghiệp nên ưu tiên các đơn vị có kinh nghiệm lâu năm, uy tín rõ ràng, năng lực sản xuất – cung ứng ổn định, đầy đủ chứng nhận chất lượng như ISO, GMP, HACCP, cùng với đội ngũ tư vấn chuyên môn cao.
Luôn yêu cầu nguồn gốc rõ ràng, hóa đơn hợp lệ, và giấy kiểm nghiệm chất lượng (COA, MSDS) cho từng lô cồn. Đây là căn cứ đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn, không chứa methanol, an toàn khi sử dụng.