Hiện nay vấn đề Ngộ Độc Cồn xảy ra ngày càng nhiều, có thể gây ra ngộ độc với các cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ thần kinh và thị giác. Vậy nên khi bạn lỡ không may bị ngộ độc cồn, cần phải đến ngay trạm y tế để sớm điều trị khi bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc cồn.
1. Ngộ độc cồn là gì.
Hiện nay rượu cồn có nhiều loại gồm: Ethanol, Methanol, Ethylene glycol, Isopropanol. Trong đó Ethanol có thể sử dụng trong các loại đồ uống có cồn, điều chế công nghiệp.
Methanol được lên men từ vật liệu có chứa Cellulose hoặc tổng hợp bằng Hydro và carbon dioxide. Methanol còn được gọi là Ethyl Alcohol, có công thức hoá hoá là CH3OH là một chất lỏng trong suốt, không màu ở nhiệt độ phòng.
Cồn Methanol đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để làm dung môi hoà tan các chất hữu cơ, vô cơ hoặc chiết xuất các loại dầu, hoặc sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế trong động cơ lạnh. Đặc biệt chất này hoàn toàn không được sử dụng làm rượu thực phẩm như Ethanol
Ngoài ra bản thân Methanol ít độc, nhưng chất chuyển hoá của nó lại có độc tính cao. Methanol hấp thu dễ dàng qua da, phổi và ruột, chuyển hoá chậm qua gan. Chúng có thể gây mù mắt hay thậm chí là tử vong.
Methanol ảnh hưởng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như say rượu, ngủ gà gật, co giật, hôn mê,… Diễn tiến lâm sàng của ngộ độc cồn Methanol công nghiệp xảy ra nhiều giờ sau khi uống.
2. Nguyên nhân ngộ độc cồn
Với việc uống rượu pha từ các dung dịch có chứa Methanol, đặc biệt trong Methanol luôn có nồng độ cao do dùng nguyên liệu có lẫn bã gỗ, không loại bỏ phần chưng cất bạn. Vậy nên việc pha rượu giá rẻ từ cồn không đạt tiêu chuẩn, sử dụng cồn kém chất lượng, dẫn đến người dùng sử dụng dẫn đến ngộ độc.
3. Triệu chứng ngộ độc cồn
Với các triệu ngộ độc cồn thường xuất hiện trong vòng 30 phút, sau khi uống nhưng cũng có thể xuất hiện muộn hơn. Triệu chứng bệnh thường phụ thuộc vào các giai đoạn:
- Triệu chứng đầu tiên bệnh nhân thường tỉnh táo, nhưng rất đau đầu, chóng mặt sau đó có thể bị quên, bồn chồn, hôn mê. Ngoài ra khi bị ngộ độc nặng người bệnh có thể bị xuất huyết hoặc nhồi máu, tụt não.
- Từ 12 – 24 giờ có triệu chứng nhìn mờ, sợ ánh sáng đau mắt hoặc mất thị lực, ảo thị khi bị ngộ độc nặng, đồng tử của bệnh nhân có thể phản kém với ánh sáng. Sau đó dẫn đến tim tụt huyết áp, giãn mạch, suy tim, hô hấp thở yếu, có thể dẫn đến tử vong.
- Di chứng để lại có thể rối loạn ý thức, hôn mê, teo đĩa thị giác, bệnh lý đa dây thần kinh hoặc những đến suy gan, suy thận cấp….
4. Điều trị ngộ độc cồn
4.1 Nguyên tắc điều trị
- Duy trì ổn định các tình trạng cấp cứu của bệnh nhân, đường thở hô hấp và tuần hoàn.
- Sử dụng thuốc chống giải độc đặc hiệu, nếu có bằng chứng rõ ràng nên chỉ định lọc máu sớm;
- Tăng đào thải Methanol và các sản phẩm chuyển hóa của Methanol. Điều trị triệu chứng, các biến chứng và điều trị hỗ trợ.
4.2 Thực hiện điều trị cơ bản.
Với bệnh nhân hôn mê sâu, tụt lưỡi, co giật, ứ đọng đờm suy hô hấp thở yếu hoặc ngừng thở. Thì đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng đặt nội khí quản để thở máy, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.
- Với bệnh nhân bị tụt huyết áp, nôn quá nhiều cho uống thuốc bọc niêm mạc dạ dày, tiêm dịch vụ để bù nước điện giải.
- Chăm sóc dinh dưỡng: Tiêm bắp vitamin B1 với liều phù hợp cho người lớn hoặc trẻ em. Tiếp theo, truyền glucose 10 – 20% nếu bị hạ đường huyết
- Bệnh nhân bị tiêu cơ vân: Truyền dịch, cân bằng điện giải, đảm bảo nước tiểu của người bệnh 150 – 200ml/giờ;
- Bệnh nhân bị hạ thân nhiệt: Xử trí bằng cách áp dụng các biện pháp ủ ấm. Phát hiện, xử trí chấn thương và các biến chứng khác nếu có.
4.3 Điều trị tẩy độc, tăng đào thải.
Việc đặt ống thông dạ dày và hút dịch, nếu bệnh nhân nhập viện trong vòng 1 giờ với các triệu chứng nhẹ. Đặc biệt sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu Ethanol và Fomepizole có tác dụng ngăn cản Methanol chuyển hóa thành các chất độc, đào thải Methanol tự do ra ngoài cơ thể qua thận hoặc đường lọc máu.
Nếu ngừng sử dụng thuốc này hoặc sử dụng không đủ, không được lọc máu thì Methanol sẽ tiếp tục được chuyển hóa thành và gây độc cho cơ thể. Ethanol hiệu quả, chi phí điều trị thấp nhưng có một số tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn nước điện giải, hạ đường huyết.
Ngoài ra còn được sự hỗ trợ Axit folic hoặc leucovorin thúc đẩy quá trình giải độc của cơ thể, và sử dụng Natri bicarbonate với liều lượng phù hợp.
6. Phòng chống ngộ độc cồn
- Không nên uống các loại rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
- Không nên sử dụng các loại rượu được pha từ nhiều loại rượu khác nhau.
- Không được sử dụng các loại rượu có chứa cồn công nghiệp.
- Khi có biểu hiện ngộ độc rượu thì cần tìm ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Kết luận.
Thông qua bài viết trên “DẤU HIỆU NGỘ ĐỘC CỒN? CÁCH XỬ LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CỒN” Thanh Ngô Phát đã chia sẻ những thông tin bổ ích. Vậy nên các bạn cần lưu ý khi sử dụng cẩn thận các thức uống có cồn, nếu bạn gặp các triệu chứng trên bạn cũng có thể đến ngay bệnh viện để kịp thời. Hy vọng bài viết này bổ ích, bảo vệ được chính bản thân gia đình bạn nhé!