Facebook icon

Cồn rửa tay: Những sai lầm khi sử dụng cồn rửa tay

Cồn rửa tay là một sản phẩm được rất nhiều người sử dụng để sát khuẩn hiện nay, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay thì mỗi nhà đều có cho mình một chai cồn sát khuẩn để rửa tay thường xuyên để bảo vệ gia đình khỏi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, để sử dụng cồn rửa tay mang lại hiệu quả sát khuẩn cao nhất thì không phải ai cũng biết.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành, bên cạnh chiếc khẩu trang thì cồn rửa tay là món đồ không thể thiếu cho mọi người. Tuy nhiên sử dụng nó như thế nào để có thể hạn chế tối đa sự lây lan của Covid thì mọi người vẫn làm chưa đúng cách. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những sai lầm nên tránh khi sử dụng cồn rửa tay.

1. Cồn rửa tay là gì?

Cồn rửa tay hay cồn sát khuẩn là loại dung dịch dạng nước hoặc gel dùng để sát khuẩn, quá trình sát khuẩn sẽ tiêu diệt các loại vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

cồn rửa tay

Khi nào nên sử dụng cồn rửa tay để sát khuẩn?

Bạn nên sử dụng cồn để sát khuẩn khi vừa tiếp xúc với các nguồn lây dịch bệnh hoặc các đồ vật công cộng như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang,…

Ngoài ra, khi không thể rửa tay truyền thống bằng nước và xà phòng thì bạn có thể rửa tay bằng dung dịch chứa cồn sau đó rửa lại bằng nước và xà phòng để đảm bảo loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn và bụi bẩn.

2. Sử dụng loại cồn rửa tay nào diệt khuẩn tốt nhất?

Các bạn nên sử dụng các loại cồn 70 độ để sát khuẩn, tuy cồn 90 độ có khả năng diệt khuẩn tốt hơn cồn 70 độ nhưng cồn 90 độ bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian để diệt vi khuẩn. Với những loại cồn dưới 60 độ thì không đảm bảo được khả năng sát khuẩn. Loại cồn 70 độ là loại cồn phù hợp nhất để sát khuẩn vì đảm bảo được các tiêu chí trên, cồn 70 độ có tốc độ bốc hơi chậm để đủ thời gian tiêu diệt vi khuẩn đồng thời cũng đảm bảo được khả năng diệt khuẩn tốt.

Theo các nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì các bạn nên sử dụng cách rửa tay truyền thống bằng xà phòng và nước sạch sẽ có hiệu quả loại bỏ được tất cả các loại vi trùng.

cồn rửa tay

3. Các lưu ý khi sử dụng cồn rửa tay

Để sử dụng cồn rửa tay mang lại hiệu quả tốt nhất chúng ta nên lưu ý một số trường hợp sau đây:

  • Rửa tay quá nhanh

Để sử dụng dung dịch sát khuẩn bằng cồn mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải chú ý chà sát lòng bàn tay để dung dịch rải đều toàn bộ bàn tay, động tác này nên làm kéo dài từ 20 đến 30 giây cho đến khi tay hoàn toàn khô ráo. Ngoài ra, các bạn phải đảm bảo dung dịch cồn rửa tay phải có nồng độ từ 60% trở lên để mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Chỉ sử dụng để khử trùng lòng bàn tay

Chỉ khử trùng lòng bàn tay là không đủ để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn. Để khử khuẩn toàn diện nhất các bạn nên thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Đầu tiên làm ướt bàn tay bằng dung dịch cồn rửa tay, xoa đều dung dịch.
  • Dùng mu bàn tay này chà lên lòng bàn tay của tay kia và các kẻ ngoài của ngón tay, làm ngược lại cho bàn tay còn lại.
  • Sau đó miết mạnh các ngón tay và móng tay.
  • Chà mặt ngoài của bàn tay này bằng lòng bàn tay còn lại.
  • Dùng bàn tay xoay ngón cái của bàn tay kia, ngược lại

Chú ý: Nên chà sát kỹ các ngón tay để loại bỏ các vi khuẩn ở đó, vì móng tay có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và khó có thể loại bỏ chúng bằng cách thông thường. Đây cũng là lý do các chuyên gia y tế khuyên bạn nên cắt móng tay thường xuyên.

cồn rửa tay

  • Chỉ sử dụng cồn rửa tay thay thế cho cách rửa tay truyền thống

Việc sử dụng dung dịch rửa tay hay cồn rửa tay chỉ loại bỏ đi một phần vi khuẩn có trên tay. Và điều này là không đủ để thay thế cho việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, những sản phẩm rửa tay này chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bạn không tiện để rửa tay với xà phòng. Rửa tay bằng dung dịch rửa tay hay cồn rửa tay chỉ có đặc tính diệt khuẩn, nấm nhưng nó không có tác dụng làm sạch tay như nước và xà phòng.

  • Sử dụng cồn rửa tay khi tay còn ẩm ướt

Gel, cồn rửa tay khô chỉ có công dụng tối đa khi sử dụng trên da khô, hiệu quả của nó sẽ kém đi khi sử dụng trên tay ẩm ướt. Ngoài ra, những sản phẩm này còn có thể dẫn tới phản ứng tỏa nhiệt và gây kích ứng da khi sử dụng cho da ẩm ướt.

  • Bảo quản quá lâu sau khi sử dụng

Những loại dung dịch hay gel rửa tay khô đều có thời hạn sử dụng ghi rõ trên nhãn dán. Tuy nhiên, sau khi mở nắp và sử dụng lần đầu thì sản phẩm đã không còn vô trùng nữa cho nên những loại dung dịch rửa tay này thường chỉ có tác dụng tốt nhất trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng sau lần sử dụng đầu tiên. Nếu sử dụng sau thời hạn này, thì sản phẩm sẽ không còn hiệu quả như ban đầu nữa.

  • Không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sau khi sử dụng cồn rửa tay

Dung dịch cồn rửa tay và ánh nắng mặt trời như là hai kẻ thù với nhau khi nồng độ cồn trong các sản phẩm này sẽ làm khô da và khiến cho da trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời, thậm chí còn có thể gây bỏng da. Vì thế khi vừa sử dụng cồn rửa tay bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc bạn có thể rửa lại bằng nước sạch và xà phòng.

  • Đưa tay lên mắt hay dụi mắt sau khi rửa

Trong các dung dịch rửa tay khô thường chứa lượng lớn cồn, đây là loại chất có khả năng gây hại cho giác mạc, thậm chí có thể gây mất thị lực.Vì thế bạn nên cẩn thận không nên dụi tay lên mắt sau khi sử dụng cồn rửa tay hay các loại gel rửa tay khô khác. Theo các nghiên cứu cho thấy, chỉ với cồn 20% có thể gây bong lớp biểu bì của giác mạc chỉ trong 30 giây, trong khi cồn rửa tay khô có nồng độ cồn lên đến 60% – 80%. 

Chú ý: Trường hợp bạn hoặc người thân bị dung dịch chứa cồn bắn vào mắt, nên lập tức rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý trong vòng 30 phút và đi đến trạm y tế gần nhất nếu có biểu hiện đau mắt hoặc giảm thị lực.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Thanh Ngô Phát về cách sử dụng cồn rửa tay và những lưu ý nên tránh khi sử dụng các dung dịch rửa tay khô. Hy vọng các bạn đọc có thể ứng dụng tốt trong cuộc sống để phòng tránh bệnh dịch hiệu quả nhất.

Xem thêm: https://thanhngophat.com/con-cong-nghiep/

Cồn Thực Phẩm: Phân Loại Cồn Thực Phẩm 70 & 96 ĐỘ

Đánh giá bài viết

Tư Vấn & Báo Giá Trực Tiếp Qua Hotline

Thanh Ngô Phát

Dịch Vụ Vận Chuyển Chất Lỏng, Cung Cấp Cồn Y Tế, Cồn Công Nghiệp,...

Tin Tức Mới