Methanol có độc không? Câu trả lời là có. Đây là loại cồn công nghiệp cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần uống một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc nặng, mù lòa hoặc tử vong. Bài viết này Thanh Ngô Phát sẽ giúp bạn hiểu Methanol là gì, vì sao nó độc hại, và 5 sự thật cần biết để tránh ngộ độc.
1. Methanol là gì?
1.1. Định nghĩa Methanol
Methanol còn được gọi là cồn gỗ hay rượu metylic, là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là CH3OH. Đây là loại rượu đơn giản nhất trong dãy đồng đẳng của alcohol, tồn tại dưới dạng chất lỏng không màu, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng và khả năng hòa tan tốt trong nước. Mặc dù có vẻ ngoài giống Ethanol (cồn thực phẩm), nhưng bản chất và tác hại của Methanol hoàn toàn khác biệt.
1.2. Ứng dụng của Methanol trong công nghiệp
Mặc dù độc hại, Methanol vẫn có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp. Ứng dụng của Methanol chủ yếu bao gồm:
- Dung môi công nghiệp: Dùng để tẩy sơn, vecni, trong sản xuất sơn, mực in, chất tẩy rửa.
- Nguyên liệu hóa chất: Là nguyên liệu để sản xuất formaldehyde, axit axetic và nhiều hóa chất khác.
- Chất chống đông: Được dùng trong một số hệ thống chống đông.
- Xử lý nước thải: Ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
2. Methanol có độc không?
2.1. Methanol ảnh hưởng thế nào đến cơ thể người?
Khi uống phải Methanol, chất này sẽ nhanh chóng được hấp thu qua đường tiêu hóa, da hoặc phổi. Trong cơ thể, Methanol sẽ bị chuyển hóa chậm bởi gan thành formaldehyde, sau đó tiếp tục oxy hóa thành axit formic. Chính axit formic là nguyên nhân gây độc, tấn công trực tiếp vào các tế bào, đặc biệt là hệ thần kinh và thị giác.
Tác động lên thần kinh, thị giác, hệ hô hấp:
- Thần kinh: Methanol là chất ức chế thần kinh trung ương, gây đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, ngủ lịm, hôn mê, co giật.
- Thị giác: Gây tổn thương võng mạc và thần kinh thị giác, dẫn đến nhìn mờ, nhìn đôi, sợ ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.
- Hô hấp: Có thể gây thở yếu, ngừng thở; hoặc thở nhanh, sâu nếu có nhiễm toan chuyển hóa.
- Tim mạch: Gây giãn mạch, tụt huyết áp và suy tim.
- Tiêu hóa: Viêm dạ dày xuất huyết, viêm tụy cấp, đau thượng vị, nôn, tiêu chảy.
- Thận: Suy thận cấp.
2.2. Mức độ độc của Methanol so với Ethanol
So với Ethanol (cồn thực phẩm), mức độ độc của Methanol cao hơn gấp nhiều lần. Trong khi Ethanol được chuyển hóa thành các chất ít độc hơn và có thể đào thải khỏi cơ thể, Methanol lại sinh ra các độc chất tích tụ.
Liều lượng gây chết người của Methanol rất thấp. Chỉ cần uống một lượng nhỏ, khoảng 4ml Methanol, có thể gây tổn thương thị lực hoặc gây mù vĩnh viễn. Liều gây tử vong từ 15-30ml Methanol trở lên. Trong khi đó, để đạt được liều lượng tương tự với Ethanol, cần uống một lượng lớn hơn rất nhiều. Điều này cho thấy sự nguy hiểm của việc nhầm lẫn giữa hai loại cồn này.
Tìm hiểu chi thêm tại bài viết này: Tìm hiểu ngộ độc Methanol
3. 5 sự thật về độc tính methanol bạn cần biết
Để thực sự hiểu rõ Methanol có độc không và làm thế nào để tránh các tai nạn đáng tiếc, hãy cùng tìm hiểu 5 sự thật sau:
3.1. Chỉ một lượng nhỏ Methanol cũng gây ngộ độc nghiêm trọng
Đừng bao giờ đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của Methanol. Ngay cả một ngụm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Một ví dụ điển hình là gần đây vụ ngộ độc cồn y tế giả chứa Methanol. Nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong hoặc bị di chứng nặng nề chỉ vì sử dụng cồn sát khuẩn không rõ nguồn gốc có lẫn Methanol. Điều này cũng trả lời cho câu hỏi “Methanol có sát khuẩn được không?” – KHÔNG, Methanol không được dùng để sát khuẩn trên da người vì độc tính cao của nó.
3.2. Triệu chứng ngộ độc methanol không xuất hiện ngay lập tức
Một trong những yếu tố khiến ngộ độc Methanol trở nên nguy hiểm là triệu chứng thường không xuất hiện ngay lập tức. Sau khi uống, cơ thể cần thời gian để chuyển hóa Methanol thành các chất độc. Các dấu hiệu rõ rệt của ngộ độc thường chỉ biểu hiện sau 6-30 giờ, hoặc thậm chí muộn hơn nếu có ethanol trong cơ thể (vì Ethanol cạnh tranh với Methanol trong quá trình chuyển hóa, làm chậm quá trình tạo ra chất độc). Sự chậm trễ này có thể khiến bệnh nhân và người thân chủ quan, trì hoãn việc cấp cứu, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
3.3. Methanol có thể gây mù vĩnh viễn
Các chất chuyển hóa của Methanol, đặc biệt là axit formic, có ảnh hưởng rất lớn với dây thần kinh thị giác. Chúng gây tổn thương trực tiếp và không thể hồi phục, dẫn đến tình trạng nhìn mờ, giảm thị lực và cuối cùng là mù vĩnh viễn. Nhiều bệnh nhân sau khi thoát khỏi cơn nguy kịch vẫn phải sống với di chứng mù lòa suốt đời.
3.4. Methanol không được dùng trong thực phẩm, dược phẩm và y tế
Tuyệt đối không có bất kỳ sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm hay y tế nào được phép chứa Methanol. Methanol chỉ được dùng trong công nghiệp với các mục đích cụ thể như dung môi, xử lý nước thải…và phải có nhãn mác cảnh báo rõ ràng.
4. Làm sao để tránh ngộ độc Methanol?
Phòng tránh ngộ độc Methanol là điều tiên quyết để bảo vệ sức khỏe. Hãy lưu ý những điểm sau:
4.1. Mua cồn thực phẩm từ nhà cung cấp uy tín
Luôn mua cồn thực phẩm, cồn y tế, hoặc các sản phẩm chứa cồn (như rượu, nước rửa tay) từ các nhà cung cấp có uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Yêu cầu đầy đủ chứng nhận chất lượng (COA, MSDS), nguồn gốc xuất xứ, và thông tin sản phẩm minh bạch. Công ty TNHH Thanh Ngô Phát cam kết cung cấp Ethanol tinh khiết đạt chuẩn cao nhất cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.
Chứng nhận ISO và COA của Thanh Ngô Phát
4.2. Không tự pha rượu hoặc sử dụng cồn không rõ nguồn gốc
Tuyệt đối không tự ý pha chế rượu tại nhà từ cồn không rõ nguồn gốc. Tránh sử dụng các loại rượu trôi nổi, không nhãn mác, không có tem kiểm định, hoặc có giá thành quá rẻ so với thị trường. Đây là những nguồn tiềm ẩn nguy cơ cao chứa Methanol.
4.3. Xử lý thế nào khi nghi ngờ ngộ độc Methanol
Nếu có các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc Methanol như đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ, thở dốc sau khi uống rượu hoặc sử dụng Cồn, hãy:
- Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất: Thời gian là vàng bạc trong trường hợp này. Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Mang theo mẫu chất nghi ngờ: Nếu có thể, hãy mang theo mẫu rượu hoặc Cồn mà người bệnh đã sử dụng để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hy vọng với những thông tin chi tiết trên, mọi người đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Methanol có độc không” và trang bị cho mình kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi chất nguy hiểm này. Hãy luôn cảnh giác và đặt sự an toàn lên hàng đầu!
Đọc thêm bài viết : Sự thật đáng sợ về cồn kém chất lượng và những nguy hiểm tiềm ẩn ➔ Xem chi tiết tại đây